Bệnh võng mạc tăng huyết áp xảy ra khi huyết áp của người bệnh quá cao khiến thành mạch máu của võng mạc dày lên. Điều này có thể làm cho các mạch máu võng mạc bị hẹp lại, hạn chế máu lưu thông đến đây. Nếu không phát hiện để điều trị và cải thiện kịp thời, bệnh gây ra những biến chứng nghiêm trọng, có thể mất thị lực vĩnh viễn.
Bệnh võng mạc tăng huyết áp là gì?
Bệnh võng mạc tăng huyết áp (Hypertensive Retinopathy) là tình trạng tổn thương các mạch máu của võng mạc, hạn chế chức năng của võng mạc và gây áp lực lên dây thần kinh thị giác, sinh ra các vấn về thị giác do huyết áp tăng cao. Tình trạng này được gọi là bệnh võng mạc do tăng huyết áp (1).
Bệnh võng mạc tăng huyết áp là tình trạng tổn thương các mạch máu của võng mạc
Các giai đoạn của bệnh võng mạc do tăng huyết áp
Bệnh võng mạc huyết áp thường tiến triển 4 giai đoạn sau (2):
- Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn bệnh nhân tăng huyết áp kéo dài và chưa có biểu hiện. Chỉ khi đi khám mới thấy động mạch co nhỏ.
- Giai đoạn 2: Lúc này huyết áp tăng cao hơn, nhưng các chức năng của cơ thể vẫn hoạt động tốt. Bệnh nhân có biểu hiệu bắt chéo động, tĩnh mạch, nhưng phải soi đáy mắt mới phát hiện được.
- Giai đoạn 3: Huyết áp tăng cao và kéo dài, các chức năng của cơ thể thấy rõ sự xuống cấp (tim, thận suy giảm khá nặng, cảm thấy khó thở vì gắng sức). Khi soi đáy mắt sẽ thấy võng mạc xuất huyết, xuất tiết.
- Giai đoạn 4: Huyết áp tăng cao, nhiều bộ phận của cơ thể bị tổn thương nặng nề như: não, tim, thận, võng mạc. Khi soi đáy mắt ngoài võng mạc bị xuất huyết, xuất tiết còn thấy triệu chứng phù gai thị.
Dấu hiệu của bệnh võng mạc do tăng huyết áp
Bệnh thường phát triển âm thầm và không có bất cứ triệu chứng nào cho đến khi trình trạng bệnh tiến triển nặng. Các dấu hiệu triệu chứng có thể xảy ra bao gồm(3):
- Giảm thị lực
- Sưng mắt
- Vỡ mạch máu
- Song thị(Nhìn đôi) kèm theo đau đầu
Khi thấy huyết áp tăng đột ngột kèm theo những thay đổi về thị lực thì cần thăm khám ngay.
Nguyên nhân của bệnh lý võng mạc tăng huyết áp
Huyết áp cao kéo dài là nguyên nhân chính gây nên bệnh võng mạc tăng huyết áp. Huyết áp cao là một vấn đề mãn tính, trong đó, áp lực máu do tim tạo ra tác động đến động mạch quá cao. Khi máu di chuyển trong cơ thể với áp suất cao, lâu ngày, các mô tạo nên động mạch sẽ bắt đầu căng ra và bị tổn thương. Theo thời gian, những biến chứng này sẽ trở nên phức tạp.
Võng mạc huyết áp thường xảy ra khi huyết áp tăng cao trong suốt một gian dài. Huyết áp thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như: thiếu hoạt động thể chất, thừa cân, ăn quá nhiều muối, thường xuyên căng thẳng, bệnh tim, xơ vữa động mạch, tiểu đường, cholesterol cao, chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, uống nhiều đồ uống có cồn, hút thuốc lá nhiều…
Những tổn thương của võng mạc do tăng huyết áp gây nên
- Co hẹp động mạch: Xảy ra tại một khu vực hay toàn võng mạc, làm cho động mạch căng, chia nhánh vuông góc tạo ra hình ảnh thưa thớt của hệ mạch võng mạc.
- Xơ cứng động mạch: Động mạch có hình ảnh “sợi dây đồng”. Những dấu hiệu này có thể xuất hiện ở những người có huyết áp bình thường nhưng đó thường là biểu hiện giai đoạn đầu của bệnh võng mạc tăng huyết áp.
- Bắt chéo động, tĩnh mạch: Khi có quá trình xơ cứng thành mạch thì động mạch sẽ chèn ép tĩnh mạch và cản trở máu tuần hoàn.
- Xuất huyết võng mạc: Là những xuất huyết nông dọc theo các sợi thần kinh quanh những mạch lớn ở gần đĩa thị, những xuất huyết sâu hơn hình chấm, hình tròn cũng xuất hiện ở khắp võng mạc.
- Xuất tiết bông (hay còn gọi là tiết mềm): Là những đám màu trắng, nằm nông, không rõ ranh giới, che lấp các mạch máu.
- Xuất tiết cứng: Là những đám mây màu vàng, nằm sâu, ranh giới rõ, thường ở cực sau, lan tỏa quanh điểm vàng, nhưng đôi khi cũng tập trung tạo nên đám thâm nhiễm lớn.
- Phù giác mạc: Bờ đĩa thị mờ, màu trắng, hơi nhô cao, các tĩnh mạch giãn, kèm theo giãn mao mạch, đôi khi xuất huyết trước đĩa thị (4).
Võng mạc do tăng huyết áp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những tổn thương nguy hiểm cho mắt
Biến chứng của bệnh võng mạc do tăng huyết áp
Bệnh võng mạc do tăng huyết áp thường có nguy cơ biến chứng sau:
- Gây tắc nghẽn tĩnh mạch hoặc động mạch võng mạc khi máu lưu thông đến võng mạc bị huyết khối trong mạch máu cản trở.
- Gây nên bệnh thần kinh thị giác do thiếu máu cục bộ, máu không thể lưu thông trong mắt.
- Xuất huyết dạng bông do tổn thương các dây thần kinh.
- Tăng huyết áp ác tính là trường hợp hiếm gặp khi huyết áp tăng đột ngột, cản trở tầm nhìn và gây suy giảm thị lực đột ngột, có khả năng đe dọa tính mạng.
Điều trị và phòng ngừa võng mạc do tăng huyết áp
Những thông tin được chia sẻ không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên gia y tế. Bạn cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Để điều trị hiệu quả tăng huyết áp võng mạc trước tiên cần kiểm soát huyết áp, song song đó cần kết hợp giữa dùng thuốc và thay đổi lối sống một cách tích cực để bảo vệ mắt (5).
- Thay đổi lối sống: Cần có chế độ dinh dưỡng khoa học, ăn nhiều trái cây và rau quả; Thường xuyên hoạt động thể chất; Giảm lượng muối, và hạn chế lượng caffein và đồ uống có cồn; Duy trì chỉ số cân nặng ổn định; Tránh xa thuốc lá… là những yếu tố tích cực giúp ổn định huyết áp ở mức khỏe mạnh.
- Sử dụng thuốc: Bác sĩ sẽ có chỉ định dùng thuốc với những trường hợp cần thiết. Nên khám mắt định kỳ, kiểm soát huyết áp cao để phòng ngừa những tổn thương, biến chứng đến mắt, có thể dẫn đến nguy cơ mất thị lực vĩnh viễn.
Theo các chuyên gia, có 2 nguyên nhân khiến mắt suy giảm thị lực và dễ mắc các bệnh lý, nguyên nhân đầu tiên là theo thời gian đôi mắt sẽ bị lão hóa là điều hiển nhiên, nguyên nhân thứ hai là thiếu sự chăm sóc, vắt kiệt sức lao động của đôi mắt quá mức, làm thiếu hụt Thioredoxin.
Đây là một phân tử có trọng lượng nhỏ nhưng giữ vai trò rất quan trọng như giữ gìn và bảo vệ tế bào biểu mô sắc tố võng mạc và thủy tinh thể, đặc biệt Thioredoxin làm chậm quá trình lão hóa của các tế bào thị giác, trung hòa các chất gây hại cho tế bào thần kinh thị giác.